Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Dịch vụ công trực tuyến (Tuần 36)

28/12/2022 - 1201 lượt xem

Tiếp nối Chuyên đề "Dịch vụ công trực tuyến", Chuyên đề tuần này tiếp tục điểm lại các số liệu nổi bật, từ đó nhìn nhận sự thay đổi sau khi các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng kết kết quả triển khai 6 tháng và chuẩn bị kết thúc quý III/2022.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua đã được đẩy mạnh, hiệu quả ngày càng được khẳng định. Đến nay, khoảng 97,3% DVCTT đủ điều kiện đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4; khoảng 40% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến (tăng 10% so với 30% cuối năm 2021); nhiều địa phương đã có những sáng kiến, cách làm hay để nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT (18 tỉnh đã ban hành văn bản giao chỉ tiêu cho từng cơ quan nhà nước trên địa bàn về tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; 05 tỉnh ban hành chính sách khuyến khích người dân sử dụng DVCTT như giảm thời gian, chi phí sử dụng dịch vụ).

Mặc dù các kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, nhưng so với mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số (80% DVCTT phát sinh hồ sơ, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến) thì khoảng cách còn lớn. Mặt khác, ngày 24/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, theo đó các DVCTT được yêu cầu cung cấp ở mức độ cao hơn, triệt để hơn, hướng tới DVCTT toàn trình.

Zalo
 

Zalo

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT, thực hiện các mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số, đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần thực hiện triệt để các nội dung:

  1. Rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến toàn trình;
  2. Giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT như: tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, giám sát chặt chẽ kết quả triển khai...;
  3. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước để giảm thiểu giấy tờ cho người dân khi thực hiện DVCTT;
  4. Ban hành và thực thi hiệu quả các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng DVCTT;
  5. Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân, để người dân mong muốn, chủ động, tích cực sử dụng DVCTT;
  6. Nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Ngoài các số liệu báo cáo thống kê để đánh giá, nhìn nhận về quá trình triển khai từ đầu năm đến ngày 22/8/2022, Báo cáo Chuyên đề tuần này còn chia sẻ kinh nghiệm triển khai Kho quản lý dữ liệu điện tử trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình, Trợ lý ảo GoodPy phục vụ người dân sử dịch vụ chính phủ số tại Hàn Quốc.

Chi tiết tại link bên dưới:

https://drive.google.com/file/d/1RBHCgw6f7rDmCmTxQzrSk15zrR64pD8K/view?usp=sharing

Nguồn: Trang zalo OA chuyển đổi số quốc gia 

Các tin tức khác

news4
TƯƠNG LAI CỦA INTERNET VẠN VẬT NĂM 2021
Xem chi tiết
news4
Thuyết phục nông dân ứng dụng công nghệ số qua mô hình “người truyền cảm hứng”
Xem chi tiết
news4
Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0
Xem chi tiết