Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Công nghệ thông tin của Việt Nam tương đương nhiều quốc gia phát triển

28/12/2022 - 3435 lượt xem

Ông Truơng Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT. Ảnh: Phạm Đông

Sáng 23.12, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số, cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.
Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Thương hiệu Viettel đứng thứ 28 của thế giới.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Nam - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có những chia sẻ về câu chuyện Viettel - doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu cùng những thành tựu đạt được.

Theo ông Nam, với hơn 30 năm thành lập và phát triển, Viettel hiện là tập đoàn Công nghệ viễn thông hàng đầu Việt Nam nhờ chuyển đổi số. Đến nay Viettel có doanh thu hàng năm đạt 20 tỉ USD, lợi nhuận 40 nghìn tỉ đồng, vào top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới. Thương hiệu viễn thông của Viettel đứng số 1 Đông Nam Á, đứng thứ 28 của thế giới.

Ông Nguyễn Thanh Nam. Ảnh: P.Đ
Ông Nguyễn Thanh Nam phát biểu tại DIễn đàn. Ảnh: P.Đ

Ông Nam cho rằng, để đạt được những thành tựu số, tập đoàn chú trọng đổi mới tổ chức văn hoá và xây dựng nhân tài. Từ năm 2019, tập đoàn tái cơ cấu tổ chức, thành lập các tổng công ty chuyên trách về chuyển đổi số. Tập đoàn chú trọng chuyển dịch nguồn nhân lực phục vụ công nghệ thông tin, công nghệ cao với chế độ đãi ngộ xứng đáng. Hiện trong lĩnh vực an ninh mạng, trong top 100 cao thủ thế giới có 4 người làm tại Viettel.

Viettel đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ quản trị nội bộ, đồng nhất, thông suốt, áp dụng công nghệ hiện đại với các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện Viettel số hoá 100% văn bản giấy tờ, giải phóng 50% công việc thủ công, tự động hoá 30-40% các tác vụ.

Với hạ tầng mạng, Viettel đã phủ sóng tới 100% các xã và 95% dân số cả nước, là hạ tầng 4G lớn nhất Việt Nam, đang bắt đầu giai đoạn xây dựng và phát sóng mạng 5G. Tập đoàn sở hữu hệ thống data centre chuẩn tier III, IV.

Tiếp đó, Viettel đã triển khai ứng dụng telehealth, dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, trong 2 tháng đã triển khai với quy mô hơn 1.000 điểm, tiến tới sẽ mở rộng tới 4.000 cơ sở y tế cấp xã phường. Mới đây, cuộc gọi 5G đầu tiên của Viettel đã khởi động tại Hà Nội và TP HCM.

Cũng theo ông Nam, việc đổi mới công nghệ, chuyển đổi số nên lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Đồng thời thu hút các công ty công nghệ thế giới trên thế giới, có những chính sách ưu tiên, ưu đãi để xây dựng trung tâm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp, khách mời tại diễn đàn.
Các doanh nghiệp, khách mời tại diễn đàn.

Công nghệ thông tin của Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới

Tại diễn đàn, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch tập đoàn FPT cho biết, cộng đồng công nghệ thông tin Việt Nam, trong đó có FPT hưởng ứng nhiệt liệt hoạt động chuyển đổi số.

Ông Bình nhắc lại thời điểm khởi đầu của FPT cách đây 20 năm. Từ không có khách hàng nào, FPT nay đã có đến 700 khách hàng, trong đó nhiều doanh nghiệp top đầu. Từ một đơn vị nhỏ bé, FPT đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh không chỉ ở Việt Nam mà cả những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ.

Theo ông Bình, lực lượng làm công nghệ thông tin của Việt Nam lúc này đang ở mức tương đương nhiều quốc gia phát triển, có thể giải quyết nhu cầu chuyển đổi số cho Việt Nam và cả các nước khác.

Ông Truơng Gia Bình chia sẻ.
Ông Truơng Gia Bình chia sẻ tại Diễn đàn.

Chủ tịch tập đoàn FPT khẳng định, Việt Nam đã có tên ở trên bản đồ số thế giới. Khi cả thế giới hướng về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, Việt Nam lại đứng trước một cuộc đua mới, nhưng công bằng hơn về điểm xuất phát. 3 năm trước, FPT đã đi vào lĩnh vực nóng nhất của chuyển đổi số là robot tự động hoá. FPT xây dựng akaBot, giúp doanh nghiệp tự động hoá quy trình.

"Chúng tôi ban đầu xây dựng 135 con akaBot để xử lý 135 tác vụ. 50 doanh nghiệp thế giới đã đặt mua akaBot của FPT. Sản phẩm này đang nằm trong top 6 hay nhất thế giới", ông Bình chia sẻ.

Ông Bình cho rằng lợi thế của Việt Nam là chưa có nhiều ứng dụng, quá trình trung gian có thể bỏ qua mà đi thẳng lên chuyển đổi số. Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin, startup dễ dàng cùng nhau xây dựng sản phẩm cho người dân, Chính phủ.

PHẠM ĐÔNG - LONG NGUYỄN

Các tin tức khác

news4
Thuyết phục nông dân ứng dụng công nghệ số qua mô hình “người truyền cảm hứng”
Xem chi tiết
news4
Các quốc gia đi lên chính phủ số từ CPĐT như thế nào?
Xem chi tiết
news4
CĐS ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu để thích ứng với tình hình mới
Xem chi tiết