Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Hà Giang thực hiện chuyển đổi số từ thay đổi nhận thức

28/12/2022 - 1793 lượt xem

Bí thư tỉnh Ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho rằng, thực hiện chuyển đổi số cần bắt đầu từ việc thay đổi tư duy, hướng tới cách làm mới.

Tại hội thảo "Chuyển đổi số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội" do UBND tỉnh Hà Giang tổ chức ngày 23/6, ông Đặng Quốc Khánh cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, tạo cơ hội để đổi mới sáng tạo. "Nếu nắm bắt cơ hội này, chúng ta sẽ bứt phá vươn lên. Hà Giang cần có một tư duy, cách làm mới, để thoát khỏi tình trạng khó khăn", ông Khánh nói.

Cũng theo ông Đặng Quốc Khánh, quá trình chuyển đổi ở mỗi cơ quan, địa phương phụ thuộc vào người đứng đầu. Nếu người đứng đầu không có quyết tâm chính trị thì chuyển đổi số sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, ngay trong quý II, các huyện, thành phố Hà Giang sẽ thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số. Đồng thời, địa phương tổ chức lựa chọn, triển khai mô hình chuyển đổi phù hợp, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.

Cấp ủy, chính quyền, mỗi cơ quan, đơn vị cần chủ động tiến hành chuyển đổi số ngay. Điều đó thể hiện thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có để số hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ.

Ông Ông Đặng Quốc Khánh - Bí thư tỉnh Ủy Hà Giang. Ảnh: Báo Hà Giang.

Ông Ông Đặng Quốc Khánh - Bí thư tỉnh Ủy Hà Giang. Ảnh: Báo Hà Giang.

Hà Giang dự định thực hiện chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tỉnh tập trung nguồn lực thúc đẩy thực hiện xây dựng Chính quyền số để tạo đà, định hướng, dẫn dắt, quản lý, hỗ trợ kinh tế số, xã hội phát triển.

Song hành, địa phương tập trung giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm sản phẩm nông nghiệp, du lịch, dược phẩm trên các nền tảng bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp vừa, nhỏ, hộ gia đình. Tỉnh hướng tới tổ chức các sự kiện chuyển đổi số doanh nghiệp, gian hàng Việt, hội nghị về các lĩnh vực trọng tâm như nông nghiệp, dược liệu, du lịch,... giúp kết nối doanh nghiệp với địa phương.

Bên cạnh đó, Hà Giang cũng tổ chức nghiên cứu, tìm ra giải pháp, triển khai chuyển đổi số trong mỗi ngành, lĩnh vực. Địa phương hướng tới từng bước cải thiện vị trí xếp hạng về chỉ số: năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chuyển đổi số; cải cách hành chính; chỉ số quản trị hành chính công...

Hội thảo trực tuyến Chuyển đổi số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành. Các khách mời tuân thủ quy định giãn cách, đeo khẩu trang... trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hội thảo trực tuyến "Chuyển đổi số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội" có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành. Các đại biểu tuân thủ quy định giãn cách, đeo khẩu trang... trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Duy Tuấn.

Ông Khánh đánh giá, Hà Giang là địa phương miền núi đặc biệt khó khăn của vùng Đông Bắc. Với sự trăn trở, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền qua nhiều thời kỳ, tình hình tăng trưởng kinh tế, thoát nghèo cải thiện. Tuy nhiên, quá trình này vẫn diễn ra chậm, thiếu bền vững. Hà Giang vẫn là tỉnh đi sau, nếu muốn vươn lên cần thay đổi cách tiếp cận, có cách làm thiết thực, sáng tạo hơn.

Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế. Để tạo sự đồng thuận, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp, người dân thì các cơ quan báo chí, truyền thông cần tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông số, phổ biến câu chuyện thành công. Qua đó, truyền cảm hứng, huy động sự vào cuộc 4 bên: người dân, chính quyền, chuyên gia và doanh nghiệp trong việc triển khai chuyển đổi số.

Trong khuôn khổ hội thảo trực tuyến "Chuyển đổi số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội", FPT và UBND tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025. Thỏa thuận ký kết mong muốn góp phần đưa Hà Giang trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số vào năm 2023.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ, quá trình chuyển đổi số hướng tới giúp người dân trong tỉnh sử dụng dịch vụ công thuận tiện, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố khác. Hiện, FPT cũng đồng hành cùng các tỉnh, thành phố trong chương trình chuyển đổi số đô thị, xây dựng thành phố thông minh.

Ngọc Thi

Các tin tức khác

news4
Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0
Xem chi tiết
news4
Không "Make in Vietnam" thì Việt Nam không thể tự cường
Xem chi tiết
news4
Doanh nghiệp loay hoay chuyển đổi số: Không đơn thuần là công nghệ
Xem chi tiết